Bắt đầu kinh doanh trà sữa cần những gì? Chắc chẳng cần phải nhắc với bạn rằng gần đây ngành công nghiệp kinh doanh trà sữa đã bùng nổ và phát triển cực thịnh đâu nhỉ. Khi mà cao điểm trên một vài tuyến phố, đình đám với các thương hiệu nhượng quyền khắp mọi nơi có thể kể đến như: Gong Cha, Royal Tea, DingTea, … Cùng Lu Yu Tea tìm hiểu 12 điều bạn cần biết để kinh doanh siêu lợi nhuận.
Có nên bắt đầu kinh doanh trà sữa vào thời điểm này?
Mặc dù có nhiều suy đoán rằng trà sữa cũng rất như rất nhiều loại đồ uống khác, chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn theo trào lưu của giới trẻ.
Nhưng trái lại, các hàng trà sữa thi nhau mọc lên như nấm với đủ mọi thương hiệu từ khắp nơi cả trong và ngoài nước, vậy câu hỏi đặt ra là đã đến giai đoạn bão hòa của ngành trà sữa hay chưa? Liệu mình còn cơ hội tham gia vào ngành siêu lợi nhuận này không?
Theo đánh giá cá nhân, cơ hội vẫn còn rất nhiều, bởi lẽ một ngành kinh doanh có quá nhiều đối thủ như vậy vừa cho thấy nguồn cầu market size vẫn còn rất lớn, vừa là biên độ lãi rất hấp dẫn dưới con mắt các nhà đầu tư.
Nếu như bạn là người thích uống trà sữa và có dự định sẽ bắt đầu kinh doanh với ngành này, thì khuyên bạn nên bắt đầu càng sớm càng tốt để gây dựng nhận diện thương hiệu trong mắt khách hàng. Câu hỏi đặt ra là vậy chúng ta cần bắt đầu từ đâu?
Hãy đọc ngay các bước hữu ích dưới đây và bắt đầu công việc kinh doanh trà sữa.
12 Bước Để Kinh Doanh Trà Sữa Thành Công
Bước 1. Định hình phong cách của cửa hàng trà sữa
Hầu hết các cửa hàng kinh doanh trà sữa hiện nay đều có những phong cách thiết kế rất riêng, để tạo ra sự khác biệt trong suy nghĩ của khách hàng khi nhắc tới. Do đó, bạn cần tìm ra chất riêng của mình tại cửa hàng mà không chỗ nào có được, sau đó xin tư vấn từ các đơn vị thiết kế để có được một cửa hàng ưng ý nhất.
Cửa hàng kinh doanh trà sữa của bạn phục vụ chủ yếu cho người mang đi, hay dùng tại cửa hàng ? Menu của bạn chỉ cần giữ sự đơn giản ít loại, hay cần phong phú và sáng tạo? Khám phá phong cách của quán chính là bước đầu tiên bạn cần phải làm rõ để kinh doanh trà sữa hiệu quả.
Bước 2. Tạo dựng thương hiệu trà sữa riêng của bạn
Việc tạo dựng thương hiệu rất quan trọng, để tăng khả năng phát triển thành chuỗi như các đơn vị kinh doanh trà sữa khác đang làm. Bạn cần thấu hiểu thị trường hiện nay, đặc điểm khu vực địa lý của bạn, sau đó xây dựng thương hiệu dựa trên tệp khách hàng mục tiêu bạn nhắm tới.
Nghiên cứu đối thủ trước cũng là một cách tiếp cận khá hay, khi những đối thủ mạnh, chiếm nhiều thị phần đã xác định đối tượng mục tiêu rõ ràng. Nếu bạn không muốn cạnh tranh trực tiếp với họ khi chưa đủ nguồn lực, hãy khôn khéo lựa chọn những phân khúc khách hàng ngách.
Ngoài ra, thương hiệu của bạn cũng cần sự nhất quán từ tên, màu sắc, logo và các ấn phẩm quảng cáo. Chọn một cái tên dễ đọc, dễ nhớ, xây dựng câu chuyện hay đằng sau cái tên cũng là cách để bạn tạo những ấn tượng trong khách hàng.
Bước 3. Chọn địa điểm thuê kinh doanh trà sữa
Yếu tố quyết định sự thành công của kinh doanh trà sữa chính là sự thuận tiện. Đây là bước vô cùng quan trọng đòi hỏi sự nghiên cứu và tìm tòi các đặc điểm khu dân cư của từng vị trí thuê, đôi khi là cả yếu tố may mắn nữa
Nếu như bạn mong muốn khách hàng dành nhiều thời gian ở trong cửa hàng, chọn những địa điểm đi bộ đông đúc, với ít chỗ đỗ xe. Còn nếu bạn muốn nhắm tới đối tượng khách hàng là người trẻ tuổi, cân nhắc các vị trí xung quanh trường học, khu vui chơi, địa điểm giải trí.
Chi tiết hơn, bạn cần biết cả về lịch sử của chỗ bạn mong muốn thuê: Liệu xung quanh đó có an toàn không để đảm bảo cho sự an toàn của khách và nhân viên? Đã có cửa hàng kinh doanh nào thuê ở đây chưa? Tại sao họ lại chuyển đi?
Bước 4. Lên kế hoạch kinh doanh trà sữa
Lên kế hoạch kinh doanh trà sữa càng chi tiết bao nhiêu sẽ càng giúp bạn không bị lạc hướng trong tương lai bấy nhiêu. Bạn cần đưa ra các chiến lược cụ thể về kinh doanh, marketing và tài chính…
Chi phí đầu tư vào cửa hàng là bao nhiêu? Doanh thu dự kiến và khả năng quay hồi vốn là bao nhiêu lâu. Unique Selling Point của bạn so với các cửa hàng trà sữa khác:
+ Giao hàng nhanh, miễn phí?
+ Chất lượng đồ uống ngon, khác lạ?
+ Không gian quán mới lạ đặc biệt?
.. hoặc bất cứ ý tưởng gì bạn nghĩ nó sẽ giúp bạn thành công.
Bước 5. Thiết kế menu quán
Menu của quán cũng cần song hành với tính cách của thương hiệu. Thiết kế cũng cần được chau chuốt, phản ánh được phong cách và đặc điểm của quán.
Ngoài ra bạn cũng nên cân nhắc vấn đề như: nếu có quá ít sản phẩm thì sẽ không cho thấy sự đa dạng, còn nếu có quá nhiều sản phẩm thì chi phí nhập nguyên liệu và bảo quản lại cao (giả dụ trường hợp bạn có hàng chục sản phẩm khác nhau, và trong đó chỉ có 3 loại chiếm tới 95% doanh thu của cửa hàng)
Bạn có thể thêm sự đặc biệt khiến cho khách hàng ấn tượng, bằng cách thay đổi menu hàng tuần, hàng tháng hoặc theo mùa. Đồ uống đặc biệt vào tối nào đó trong tuần.
Lời khuyên của tôi là các chương trình đặc biệt, lôi kéo được khách hàng tới bạn nên dành cho buổi tối mà bạn có ít khách hàng nhất, để lôi kéo họ đến với cửa hàng (chiến lược của CGV khi giảm giá vé cố định vào 1 buổi trong tuần)
Bước 6. Thiết kế, trang trí cửa hàng
Mặc dù không có bất cứ một công thức bí mật cho việc kinh doanh trà sữa thành công, thì bạn vẫn cần chú ý tới yếu tố cân bằng giữa tính thẩm mỹ, và số lượng ghế ngồi.
Bạn cần đảm bảo yếu tố không gian vừa đủ để khách hàng không có những trải nghiệm xấu khi tới quán. Đồng thời cũng tránh xếp quá ít chỗ sẽ không tối ưu được doanh thu.
Bước 7. Đầu tư vào trang thiết bị
Có rất nhiều các máy móc trang thiết bị cần phải đầu tư để công việc kinh doanh trà sữa đi vào hoạt động, ví dụ như:
+ Máy đậy nắp trà (khoảng 10 đến 12 triệu đồng)
+ Máy ủ trà (khoảng 500.000đ)
+ Máy trộn trà (khoảng 4 đến 5 triệu đồng)
+ Máy làm trân châu tự động (khoảng 10 triệu đồng)
và một số thiết bị khác phụ thuộc vào nhu cầu của bạn.
Cân nhắc đầu tư các thiết bị từ đơn vị có uy tín, các sản phẩm chất lượng. Tuy đắt hơn một chút nhưng chắc chắn sẽ tránh những hỏng hóc không đáng có trong quá trình bạn hoạt động. Thử tưởng tượng khi đã đi vào kinh doanh ổn định, một ngày máy làm trân châu bị hỏng thì bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian đi sửa chữa hoặc mua thay mới.
Thêm một điều nữa là hay bảo quản và sử dụng theo đúng hướng dẫn để tuổi thọ của máy được lâu bền.
Bước 8. Tìm đơn vị cung cấp nguyên liệu
Hãy nghiên cứu chất lượng của các thành phần nguyên liệu từ những nhà cung ứng uy tín, phù hợp với ngân sách, cân đối với giá tiền trung bình bạn bán ra cho khách hàng trên menu nữa.
Bạn sẽ cần các đơn vị cung cấp những mặt hàng chuyên mặt như: sữa chất lượng cao, kem, bột mix, hương vị, lá trà, đường, và các nguyên liệu phức tạp trong công thức của bạn khác. Bạn cũng cần thêm cả cốc, ni lông, túi,…
Bước 9. Áp dụng công nghệ để quản lý
Rất nhiều các doanh nghiệp vẫn sử dụng giấy và bút để lưu trữ cũng như quản lý dữ liệu thu chi của quán. Nhưng nếu bạn áp dụng công nghệ, mọi công việc này sẽ trở nên đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều.
Bạn sẽ không thể nào 100% có mặt tại cửa hàng để quản lý nhân viên của mình hoạt động. Vậy nên giấy tờ sổ sách trên máy tính được quản lý bởi các phần mềm quản lý quán trà sữa sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết và rõ ràng nhất về hoạt động kinh doanh ngày hôm nay.
Ngoài ra còn rất nhiều các công cụ khác giúp ích cho người chủ như chấm vân tay để tính công, lưu trữ kho xuất nhập hàng hóa,…
Bước 10. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Nhân viên chính là đại diện cho hình ảnh của cửa hàng bạn. Họ sẽ chịu trách nhiệm cho toàn bộ sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp cho khách hàng.
Một nhân viên lý tưởng sẽ là người học các công thức pha chế nhanh chóng, có tài tháo vát và khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh của khách hàng một cách tuyệt vời.
Trách nhiệm của bạn, là đào tạo họ để họ phát huy đúng khả năng của mình, cũng như đưa ra các quy định, khen thưởng xử phạt hợp lý cho nhân viên.
Bước 11. Có giấy phép kinh doanh trà sữa
Rất nhiều các giấy tờ, thủ tục sẽ chiếm của bạn hàng tháng trời trước khi được cấp phép hoạt động. Để mở cửa hàng trà sữa thì cần có những thủ tục như giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm…
Hãy đảm bảo rằng bạn đã có đủ giấy tờ về mặt pháp luật để tránh những rắc rối khi kinh doanh trà sữa nhé.
Bước 12. Quảng bá hình ảnh của thương hiệu
Bước cuối cùng chính là quảng bá hình ảnh thương hiệu trà sữa của bạn. Chắc chắn rồi, bạn phải tạo những trang mạng xã hội để liên tục tương tác, kết nối và cập nhật thông tin cho khách hàng của mình.
Facebook và Instagram sẽ là hai nền tảng tuyệt vời mà bất cứ cửa hàng kinh doanh trà sữa nào cũng đều sử dụng. Ngoài ra còn có những nền tảng F&B khác khi Lozi, Foody, Zalo, Grab Food… Hãy chắc chắn rằng bạn đang phát triển tất cả đúng hướng nhé.
🤝Để biết thêm thông tin về NHƯỢNG QUYỀN MỞ QUÁN TRÀ SỮA ĐÀI LOAN TRỨ DANH LU YU TEA - PHA MÁY ĐẬM VỊ - SIÊU LỢI NHUẬN
🤝Để tham gia thành viên của GIA ĐÌNH LU YU TEA - NHẤT PHẨM TRÀ GIA
🆘Để phản ánh về chất lượng NVL, chất lượng phục vụ toàn hệ thống của LU YU TEA
👉Xin vui lòng liên hệ:
Công ty CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ NGUYÊN CHẤT TÂY NGUYÊN
🌺Inbox trực tiếp fanpage:
🧋Trà Sữa Pha Máy Đậm Vị - Lu Yu Tea
🧋Nhượng Quyền Trà Sữa Pha Máy Lu Yu Tea
🌺Website: www.luyutea.vn
🌺Mail : luyuteavietnam@gmail.com - cskh@caphenguyenchat.vn
🌺Hotline: 0913 023 443 - 0919 963 634
🌺Trụ sở công ty : 115 Đồng Văn Cống, P. Thạnh Mỹ Lợi, Tp. Thủ Đức, Tp. HCM
🔥“Hơn cả nhượng quyền là sự phát triển cùng nhau.” - Lu Yu Tea - Nhất Phẩm Trà Gia🧋